Dropshipping là một mô hình kinh doanh nổi tiếng trên thế giới. Ngay cả công ty sản xuất máy tính nổi tiếng như Dell cũng có hẳn một mạng lưới Dropship trên toàn thế giới. Vậy Dropshipping là gì? Cùng Salework tìm hiểu về dopshipping là gì, ưu nhược điểm của mô hình dropshipping là gì nhé.

Dropshipping là gì?

Dropshipping hay còn gọi là dropship. Đây là một từ được dịch từ Tiếng Anh. Chúng ta có thể hiểu Dropshipping là hình thức vận chuyển hàng theo đơn đặt hàng. Đây là một hình thức kinh doanh bán lẻ còn khá mới mẻ tại Việt Nam.

Trong mô hình dropshipping người bán nhận đơn đặt hàng của khách hàng mà không cần phải giữ hàng trong tay. Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Dropshipping là gì.

Dropshipping là gì? Mô hình dropshipping là gì?

Dropshipping là gì? Mô hình dropshipping là gì?

Hãy đặt trường hợp bạn là người kinh doanh theo mô hình dropshipping. Bạn đăng bán sản phẩm của nhà cung cấp trên trang cá nhân, website bán hàng của bạn. Lúc này, giá sản phẩm là do bạn quy định. Bạn cũng sẽ là người thực hiện chiến dịch marketing cho trang cá nhân hoặc sản phẩm để tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

Khi có khách mua hàng, bạn thanh toán tiền hàng theo giá niêm yết của nhà cung cấp. Sau đó, chuyển thông tin của khách hàng đến nhà cung cấp. Khi khách hàng nhận hàng, bạn sẽ thu được tiền COD.

Đây là khoản tiền bạn đã thỏa thuận với người mua hàng. Lợi nhuận bạn thu về chính là số tiền chênh lệch giữa giá bán của nhà cung cấp và giá bạn bán hàng, trừ đi phí marketing (nếu có).

Các bước xây dựng được mô hình dropshipping là gì?

Ngoài nắm được khái niệm dropshipping là gì, để có thể tạo nên mô hình kinh doanh dropshipping bạn sẽ thực hiện theo các bước trình tự sau:

  • Bước 1: Lựa chọn mặt hàng kinh doanh.
  • Bước 2: Liên hệ với các nhà cung cấp để trao đổi về giá cả, chính sách vận chuyển và các thỏa thuận liên quan đến dropship.
  • Bước 3: Chốt hợp đồng với nhà phân phối, nhà sản xuất.
  • Bước 4: Thực hiện chiến dịch marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Bước 5: Tư vấn khách hàng và chốt đơn hàng.
  • Bước 6: Liên hệ nhà cung cấp để trao đổi thông tin, yêu cầu của khách hàng.
  • Bước 7: Trả tiền hàng và yêu cầu nhà phân phối, nhà sản xuất gửi hàng đến khách hàng.
  • Bước 8: Theo dõi đơn hàng và chăm sóc khách hàng cho đến khi khách hàng nhận hàng thành công.
  • Bước 9: Nhận tiền COD từ nhà phân phối, nhà sản xuất.
Tìm hiểu các bước xây dựng được mô hình dropshipping là gì?

Tìm hiểu các bước xây dựng được mô hình dropshipping là gì?

Ưu điểm và nhược điểm của kinh doanh mô hình dropshipping là gì?

Bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích ưu nhược điểm của mô hình dropshipping tại Việt Nam nhé.

Ưu điểm tiềm năng của Dropshipping

Dropshipping là mô hình kinh doanh sở hữu những ưu điểm khác biệt dưới đây:

  • Người tham gia dropshipping sẽ không cần bổ vốn trữ hàng. Việc chính của người tham gia mô hình dropshipping là tìm kiếm nhà cung cấp, xây dựng kênh bán và thực hiện các chiến dịch marketing để bán hàng.
  • Chi phí tổ chức kênh bán hàng thấp: trong mô hình dropship bạn có thể bán hàng trên trang cá nhân. Nếu trang cá nhân của bạn đủ uy tín thì chi phí dành cho các chiến dịch marketing cực kỳ thấp. Bạn sẽ không tốn các chi phí dành cho mặt bằng, kho bãi, chi phí vận hành cửa hàng,….
  • Chi phí đầu tư thấp: dropshipping là hình thức kinh doanh online mà bạn không cần bỏ vốn nhập hàng. Chính vì vậy mà chi phí đầu tư chính yếu là chi phí hoàn thiện kênh bán hàng và chi phí marketing để thu hút khách hàng.
  • Rủi ro thấp: Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải dừng bán hàng thì bạn sẽ không phải chịu những thiệt hại lớn như khi tự đầu tư mô hình bán lẻ từ A – Z.
  • Bán có thể bán bất kỳ sản phẩm nào bạn muốn: Trên kênh bán hàng của bạn, bạn có thể bán bất kỳ sản phẩm nào bạn nghĩ là phù hợp. Bạn có thể bán nhiều sản phẩm cùng ngành hoặc khác ngành tùy ý.
  • Bạn có thể bán hàng xuyên biên giới chỉ cần bạn tìm được nhà phân phối uy tín.
  • Mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng: Bạn có thể tăng cường thêm nhiều kênh bán hàng khác nhau, xây dựng hệ thống website để tối ưu hiệu quả bán hàng một cách dễ dàng.
Ưu, nhược điểm của kinh doanh mô hình dropshipping là gì?

Ưu, nhược điểm của kinh doanh mô hình dropshipping là gì?

Nhược điểm hạn chế của mô hình Dropshipping

Bên cạnh những ưu điểm, dropshipping cũng có những hạn chế làm cho mô hình này chưa thể phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Cụ thể là:

  • Khó tìm nhà phân phối tốt.
  • Chưa có sự kết nối và đồng bộ dữ liệu giữa kênh bán sỉ và bán lẻ.
  • Chi phí vận chuyển tại Việt Nam còn khá cao.
  • Người mua Việt thường ưu tiên thanh toán COD. Nhưng hình thức ship COD lại mang đến nhiều rủi ro cho người bán khi bị khách hàng “bùng”.
  • Tỷ suất lợi nhuận từ mô hình dropshipping tại Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn như ở nước ngoài.

Bây giờ thì hẳn là bạn đã hiểu Dropship là gì và Dropshipping là gì rồi đúng không. Nếu bạn đang muốn tập tành kinh doanh online và muốn hạn chế tối đa rủi ro. Hoặc là nguồn vốn của bạn ít thì bạn có thể tham khảo mô hình kinh doanh Dropshipping để khởi nghiệp.

Lợi nhuận từ Dropshipping tuy không hấp dẫn, nhưng thông qua Dropshipping bạn sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm quý từ việc quản lý kinh doanh thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết này

Salework – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất

Được tin dùng bởi hơn 30.000+ doanh nghiệp và nhà bán hàng trên sàn TMĐT

Dùng thử miễn phí
Top 9 phần mềm giải toán cao cấp lý tưởng dành cho sinh viênTop 9 phần mềm giải toán cao cấp lý tưởng dành cho sinh viên
Top 7 app ship đồ ăn giúp chủ quán tăng khả năng cạnh tranh hiệu quảTop 7 app ship đồ ăn tăng khả năng cạnh tranh cho chủ quán

Để lại bình luận về bài viết

Bài viết liên quan

Salework on Youtube
SALEWORK – NỀN TẢNG CHO MỌI NGƯỜI BÁN HÀNG ONLINE
Stories & Articles

Tại Salework, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để mang để những sản phẩm hữu ích nhất và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chúng tôi luôn lắng nghe khách hàng và lấy sự phục vụ bạn làm niềm vinh hạnh.

CHUYÊN MỤC BÀI VIẾT